Khi chon lựa ăn uống theo phương thức thực dưỡng ohsawa thì 5 loại thực phẩm luôn được khách hàng chọn mua và sử dụng là : gạo lứt, tương miso, rong biễn, tàu hủ ki, trà

1. Gạo lứt là thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn thực dưỡng 

Cơm gạo lứt và ngũ cốc nấu khác hơn nấu cơm thường, nó lâu chín hơn cho nên phải nấu lâu hơn để cho mềm dễ ăn và ngon miệng.
 
1. Nấu bằng nồi ép hơi (cocotte minute) (cơm chưng)
Vật liệu:
1 chén gạo lứt.
1,5 chén nước.
1 tí muối (hoặc 1 muỗng xúp nước tương tamari).
Cách làm
Ðể vào nồi ép hơi một chén bằng sành lớn (hay bằng men). Ðổ nước vào nồi, phía ngoài chén, cao đến 1/3 miệng chén. Ðổ gạo đã vo (ngâm trước 1 giờ), 1,5 chén
nước và muối (hoặc 1 muỗng xúp nước tương) vào trong chén sành.
Vặn nắp nồi thật chặt, bắc lên bếp nấu sôi độ 10 phút, rồi hạ lửa riu riu nấu tiếp độ 50 phút. Sau đó, tắt lửa để nồi trên bếp cho khá lâu để cho nguội. Khi không còn nghe hơi xì ra nữa là cơm đã chín nhừ.
Nấu như thế cơm vừa mềm vừa không bị sém cháy,
nồi dễ rửa, khỏi ngâm, khỏi cạo chùi.
cơm gạo lứt

2. Tương miso có thể dùng để chế biến nhiều món khác nhau như canh 

Canh sup miso 
Vật liệu:
1 chén lớn nước dùng (nước nấu các thứ rau đậu, lá cải, lá tỏi tây (poireau), hành, v...v...).
1 miếng wakamé (rong biển) dài 5cm.
Vài lát củ cải (đen, trắng hoặc đỏ).
1 muỗng cà-phê tương đặc (miso), mùa đông dùng miso đại mạch (orge), mùa hè dùng miso gạo. Vài cọng rau xanh, lá cải, hành, su, ngò...
Cách làm:
Lấy miếng wakamé xắt nhỏ bỏ vào nước dùng nấu sôi vài dạo với mấy lát cải. Khi gần ăn, cho miso hoà với nước vào đun sôi 2 phút rồi tắt lửa, cho vào hành, ngò, rau xanh.
Miso đừng nấu lâu, nếu không sẽ làm hỏng các chất men giúp tiêu hóa.
Muốn ngon thêm cho người vô bệnh thì cho ít tôm
khô hoặc bột cá khô (natto).
Những người ăn chay trường ngày nào cũng ăn xúp miso khỏi lo thiếu chất đạm. Các sư vãi ở chùa ăn tương
miso rất tốt. Tiếc thay họ lại hay ăn nhiều trái cây, và ăn chè (đường), toàn là chất âm nên hại cho cơ thể khiến họ hay bị bệnh.
canh tương miso

3. Rong Biển

Rong biển rất nhiều khoáng chất tốt cho tóc để giữ màu đen, mọc nhiều, ít rụng, làm dẻo dai gân cốt, trị bệnh lên xuống áp huyết, bệnh trĩ...

Kombu

Kombu (hay ta thường gọi là phổ-tai to bản) là loại rong mọc sâu dưới biển, nấu nó lấy nước làm nước dùng để cho vào đồ ăn cho mặn mà bổ dưỡng.
 

 Wakamé

Loại này hơi giống kombu nhưng mặn hơn và nó có sọc cứng. Dùng để nấu xúp tương đặc (miso). Nấu  coi chừng nó mặn, nên ngâm rồi để dành nước làm món ăn khác.
Thứ mỏng không cần nấu lâu. Những cọng dày nên để nấu chung với các thứ rau quả khác. Ðừng ăn nhiều, 1 muỗng xúp trong bữa ăn là đủ. Có thứ đút lò, xay thành bột trộn vào muối mè hay rắc trên cơm ăn ngon lắm.

Aramé, hiziki

Loại này sợi nhỏ, thường nấu nó với cà rốt hoặc tàu hủ, nhưng phải ngâm một chặp, xào sơ với dầu mè và đổ nước nấu lâu chừng 50 phút.
 

Nori

Loại rong bể ép thành lá vuông dùng để gói rau quả mà người Nhật gọi là suchi, như gỏi cuốn của ta. Hơ qua lửa cho chín, sắc nó trở thành hơi xanh. Có thể nấu xúp tương đặc không cần rong bể, mà rắc nori vào xúp cũng ngon. Nori nướng chín ăn không cũng ngon.
rong biển

4. Tàu hủ ki 

Thay vì dùng thịt động vật, ta có thể dùng "thịt chay" như tàu hủ (tofu), mì căn (seitan), tàu hủ ki (yuba).

4. Cách Làm Tàu Hủ Ki

Nếu không mua được tàu hủ dưỡng sinh làm với chất muối nigari (có bán ở tiệm thực phẩm dưỡng sinh) thì ta tự làm lấy vì tàu hủ ki bán ở thị trường họ cho thứ hóa chất thạch cao, ăn vào lâu tiêu.
 
Vật liệu:
1 chén đậu đậu nành ngâm một đêm.
1 muỗng xúp nigari.
Cách làm:
Ðem đậu ngâm xả sạch, bỏ vào cối xay (máy xay sinh tố) đổ nước vừa vừa xay cho mịn. Lượng nước không cần đong.
Ðem ra đổ vào một cái khăn vải mịn, vắt lấy nước cốt. Ðổ thêm nước nóng vào nhồi, rồi lọc thêm vài lần. Ta có một thứ sữa, có thế nấu làm sữa đậu nành. Ðem sữa ấy đun sôi lên, rồi khuấy nigari với một chút nước nóng đổ vào, quậy đều. Khi thấy lợn cợn, nước đi đàng nước, cái đi đàng cái thì tắt lửa.
Ðổ ra trên một cái khăn vải đã nhúng nước vắt khô, để khăn vào khuôn có đục lỗ, nếu không thì đổ vào cái
rây lưới sắt, gói lại ép hết nước. 5 phút sau ta có miếng đậu hủ thơm ngon. Nếu muốn cất thì để vào cái chén hoặc cái đọi đựng nước nguội pha tí muối cất trong tủ lạnh để ăn dần.
Muốn ăn ngay phải luộc lại tàu hủ chừng 5 phút cho thật chín, vì tàu hủ rất âm khó tiêu. Phải nấu với nước tương cho quân bình.
Tàu hủ làm được nhiều món ăn nếu ta biết chế biến khéo.
 
tau hu ki

5. Trà 3 năm (cũng gọi là trà già)

Trà 3 năm là trà mà lá rất già hái của cây trà mọc ít nhất đã 3 năm, và nếu có được lá đã ở trên cây 3 năm thì tuyệt hảo (thật ra người ta cũng hay dùng các cành nhỏ của cây trà). Lá càng già càng tốt vì đã chịu nhiều sương nắng, đã hấp thụ được sinh lực thiên nhiên, uống vào trà truyền sinh lực ấy cho cơ thể. Sau khi hái, lá trà phải phơi thật khô, trước khi pha, nên sao vàng rồi mới bỏ vào nước sôi, uống rất thơm và bổ dưỡng.
Khi nào mệt mỏi, pha trà già (đừng đậm quá, cho vào ít giọt tương nước), uống sẽ thấy khỏe khoắn yêu đời lại ngay.
Người Âu Mỹ hay bỏ trà vào nước rồi nấu sôi, như thế trà sẽ mất hết công hiệu và hương vị.
Cách pha đúng nhất là nấu nước thật sôi, cho vào bình thủy, cho trà vào đậy kín. Pha như thế, trà uống sẽ ngon và thơm hơn là đem nấu. Mùa đông cho thêm ít lát gừng mỏng, gừng sẽ làm ấm người.
Tra ban cha